CÂU CHUYỆN CỦA ANH LẬP

Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên sau chương trình học về Quản trị Doanh nghiệp

Anh Lập đã và đang chứng kiến nhiều đổi thay từ doanh nghiệp mình tại công ty Dệt Kim thuộc ven đô Hà Nội. Là một trong những thợ phụ trách bảo dưỡng các máy nên anh sớm chứng kiến những cải tiến và thay đổi của công ty mình.

Năm 2008, Lập bắt đầu làm việc tại nhà máy sản xuất Tất. Nhiều năm qua, công ty đã nỗ lực cải thiện điệu kiện làm việc để tăng năng suất lao động và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Trong quá trình sản xuất, bất kỳ sự đình trệ nào sẽ dẫn đến hiệu suất lao động thấp cũng như giảm lợi nhuận và thu nhập của người lao động. Điều này gây khó khăn cho anh Lập gấp đôi vì vợ anh cũng làm cùng nhà máy. Khi đơn đặt hàng và hoạt động sản xuất chậm, cả hai vợ chồng anh đều bị ảnh hưởng thu nhập.

Năm 2010, bà Nga, giám đốc nhà máy nơi anh Lập làm việc, đã tham gia khóa quản trị doanh nghiệp cho các nữ doanh nhân – có sự tài trợ của Tổ chức YWAM Mercy Việt Nam. Ấn tượng bởi khóa học, bà đã quyết định áp dụng 5S vào doanh nghiệp. Công ty đăng kí làm mô hình dự án với YWAM Mercy Việt Nam, để dự án tập huấn cho các quản lý cấp trung và công nhân viên công ty về 5S và một số kỹ năng khác, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật đánh giá thực hiện và duy trì 5S.

Những năm gần đây, vợ chồng anh Lập cùng các đồng nghiệp đã thấy được lợi ích của chương trình 5S. Với việc tuân thủ thực hiện 5S, môi trường làm việc được cải thiện. Công nhân viên hiện đã có mô tả công việc rõ ràng, hướng dẫn thực hiện trực quan cho thao tác công việc. Họ đã hiểu nội qui của công ty và công nhân viên đều thấy lợi ích của môi trường làm việc mới.

Công nhân viên chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ những thay đổi này. Với quy trình sản xuất mới và tiêu chuẩn chất lượng được giám sát chặt chẽ, công ty hiện ổn định công việc cho cán bộ công nhân viên. Đơn hàng đều đặn đảm bảo duy trì sản xuất, đồng thời ổn định công việc cũng như mức lương cho người lao động.

Những cải tiến này cũng đã tạo ra sự thay đổi cho diện mạo của dây chuyền sản xuất. Dây chuyền hiện sạch sẽ, ngăn nắp và an toàn hơn. Máy móc, thiết bị được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ. Đối với anh Lập, điều đó giúp giảm bớt việc sửa chữa khẩn cấp và các tình huống căng thẳng trong công việc, cũng như giảm giờ tăng ca để có thời gian giành cho gia đình.

 

Ảnh: Sharing Dots

Pin It on Pinterest

Share This